Sun. May 5th, 2024


    Chuyển đổi số là bước đi tất yếu

    Ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết thời gian qua, các cấp ủy đảng trên địa bàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đạt được những kết quả quan trọng.

    Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, kiểm tra Trung tâm Giám sát điều hành tỉnh Sóc Trăng

    Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, kiểm tra Trung tâm Giám sát điều hành tỉnh Sóc Trăng

    Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sản xuất và đời sống của doanh nghiệp, người dân phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển, Tỉnh ủy Sóc Trăng đã ban hành Nghị quyết số 07 ngày 27.10.2021 về chuyển đổi số tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. “Quan điểm của tỉnh về chuyển đổi số là bước đi tất yếu nhằm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động của hệ thống chính trị; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức, lối sống, làm việc của nhân dân; là động lực để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số an toàn, văn minh, rộng khắp và bao trùm; đặt người dân là trung tâm, thể chế và công nghệ là động lực, an toàn thông tin mạng là then chốt và xuyên suốt”, ông Mẫn chia sẻ.

    Tỉnh ủy Sóc Trăng đề ra mục tiêu phấn đấu chuyển đổi số trong 10 năm tới với từng lĩnh vực. Cụ thể, đến năm 2025, tỉnh ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số để điều chỉnh phương thức hoạt động, cấu trúc lại quy trình, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản trị, điều hành của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh; phát triển mạnh công nghệ số, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng và lĩnh vực mới; phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp để hình thành công dân số, xã hội số.

    Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng (thứ 2 từ trái qua),  tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao vùng ven biển Sóc Trăng

    Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng (thứ 2 từ trái qua), tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao vùng ven biển Sóc Trăng

    Phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng hoàn thành chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững; hoàn thành xây dựng đô thị thông minh kết nối đồng bộ với các mạng lưới đô thị thông minh khu vực ĐBSCL và cả nước. Khi đó, 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đối với cấp tỉnh; 90% đối với cấp huyện; 70% đối với cấp xã; hoàn thành việc xây dựng tất cả các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu cấp huyện, cấp xã đưa vào kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và các hệ thống thông tin của cơ quan. Tỉnh phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 8%; hạ tầng cáp quang đến hộ gia đình đạt 100%; 80% dân số có tài khoản thanh toán điện tử.

    Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh

    Về công tác nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), ông Lâm Văn Mẫn cho biết: Thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính các cấp, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh hiệu quả, phát huy tiềm năng trong quá trình phục hồi và phát triển bền vững.

    Phối cảnh Cảng biển nước sâu Trần Đề

    Phối cảnh Cảng biển nước sâu Trần Đề

    Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ 4 cả nước và đứng đầu khu vực ĐBSCL, tăng 20 bậc so với năm 2022.

    Ông Lâm Văn Mẫn cho rằng, nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh nên Chỉ số PAPI của Sóc Trăng đạt điểm số vượt bậc, nằm trong top 4 cả nước có điểm số cao nhất. Cụ thể, Chỉ số PAPI 2023 của tỉnh Sóc Trăng đạt tổng số 45,6196 điểm (năm 2022 là 42,8559 điểm), xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tăng 20 bậc so với năm 2022 (năm 2022, đứng thứ 24). Nếu so sánh với khu vực ĐBSCL, Sóc Trăng dẫn đầu, xếp sau là tỉnh Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp

    Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở Sóc Trăng

    Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở Sóc Trăng

    “Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Sóc Trăng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Sóc Trăng xếp Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) trong nhóm khá cả nước, vào nhóm 30 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) đạt điểm trung bình cao của cả nước, vào nhóm 30 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Từ năm 2026 trở đi, mỗi năm tăng tối thiểu 1 bậc đối với mỗi chỉ số cho đến năm 2030”, ông Lâm Văn Mẫn cho biết thêm.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *