Tue. Apr 30th, 2024


    Chú thích ảnh
    Những tấm pin năng lượng mặt trời “hyCleaner” được giới thiệu tại hội chợ năng lượng ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Trong báo cáo khuyến nghị về những biện pháp nhằm giúp EU bắt kịp với một số cường quốc kinh tế như Mỹ và Trung Quốc, ông Letta nhận định các doanh nghiệp châu Âu đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc xung đột tại Ukraine, nguyên nhân khiến giá năng lượng tăng vọt, cũng như các biện pháp trợ cấp nhà nước và việc nới lỏng quy định.

    Các số liệu cho thấy kinh tế EU chỉ tăng trưởng 0,5% vào năm 2023, thấp hơn so với mức 2,5% của Mỹ. Ông Letta cho rằng khoảng cách tăng trưởng giữa EU và Mỹ đang ngày càng lớn và liên minh này cần khẩn trương hành động.

    Bên cạnh đó, EU cũng đang quan ngại về nguy cơ bị tụt hậu về các công nghệ quan trọng trong tương lai như tấm pin năng lượng Mặt Trời, pin điện, chip bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). EU ước tính sẽ cần thêm 620 tỷ euro (660 tỷ USD) mỗi năm để tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và số hóa.

    Theo ông Letta, EU sẽ cần huy động vốn đầu tư tư nhân, nhưng cũng lưu ý những khó khăn mà các công ty khởi nghiệp châu Âu đang gặp phải trong việc tiếp cận số vốn lớn, vốn thường khiến họ phải tìm kiếm đầu tư ở các quốc gia khác.

    Ước tính mỗi năm sẽ có hơn 300 tỷ euro (319,5 tỷ USD) tiền tiết kiệm tại EU được đầu tư vào thị trường Mỹ. Trước tình hình này, ông đề xuất việc thành lập thị trường chung cho các dịch vụ tài chính, đồng thời cho rằng việc thiết lập một liên minh tiết kiệm và đầu tư là cần thiết để ngăn chặn dòng tiền châu Âu chảy sang các thị trường khác.

    Cựu Thủ tướng Letta đánh giá quy mô thị trường chung EU hiện tại còn hạn chế khi chỉ cho phép hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người lưu thông tự do trong khối. Ông cho rằng cần mở rộng quy mô thị trường sang các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, tài chính và quốc phòng, nhằm khắc phục tình trạng phân mảnh, do mỗi quốc gia lại áp dụng quy định khác nhau. 

    Trong báo cáo, ông Letta cảnh báo EU không nên từ bỏ vai trò là nhà sản xuất hàng đầu, bởi điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của khối. Báo cáo khuyến nghị thiết lập một cơ chế trên toàn EU để giải quyết vấn đề chênh lệch trong trợ cấp nhà nước giữa các thành viên. 

    So với 25 thành viên còn lại, Đức và Pháp – hai nền kinh tế lớn nhất EU – đã chi rất nhiều tiền cho trợ cấp nhà nước. Năm 2020, EU đã nới lỏng quy định trợ cấp nhà nước để ứng phó với đại dịch COVID-19 và áp dụng chính sách tương tự vào năm 2023.



    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *