2011, hàng Không vũ trụ Nga lao dốc, Trung Quốc lên ngôi
Năm 2011 đánh dấu sự lao dốc của Nga trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đối lập với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, tạp chí Aviation Week bình luận.

Tên lửa đẩy Zenit-2SB mang tàu Phobos Brunt rời bệ phóng.
Năm 2011 ghi nhận một loạt các cuộc phóng thất bại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Nga, một trong những quốc gia có công nghiệp hàng không vũ trụ lâu đời trên thế giới.
"Vận đen" của nước Nga khởi đầu từ tháng 12/2010, khi tên lửa đẩy Proton-M mang theo ba vệ tinh định vị Glonass-M xuống biển. Sau đó, Nga đã mất thêm vệ tinh quân sự Geo-IK-2 vào tháng 2/2011.
Ngày 18/8/2011, Nga lại thất bại trong cuộc phóng tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh Express-AM4, là loại vệ tinh viễn thông lớn, đắt tiền thiết kế cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số và đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc chính quyền vùng Siberia và Viễn Đông.
Một tuần sau sự cố Express-AM4, tên lửa đẩy Soyuz-U mang tàu vận tải Progress M-12M gặp trục trặc sau khi phóng 325 giây. Tên lửa và tàu đã “bùng cháy khi trở về trái đất”.
Với hàng loạt thất bại, nước Nga tiến hành các cuộc điều tra nguyên nhân thất bại. Cơ quan vũ trụ Liên bang Roscosmos chịu sự chỉ trích quyết liệt từ chính phủ, gồm những khiển trách gay gắt từ Tổng thống Medvedev.
“Thất bại gần đây là một cú đánh mạnh mẽ vào khả năng cạnh tranh của chúng tôi”, ông Medvedev phát biểu trên kênh truyền hình trong tháng 10/2011.
Phát biểu của Tổng thống Medvedev đưa ra trong thời điểm mà Nga chịu thêm cú sốc từ vụ tên lửa đẩy Zenit-2SB mang tàu thăm dò không người lái Phobos-Grunt bay lơ lửng trên quỹ đạo Trái đất thay vì bay tới Sao Hỏa để thu thập các mẫu vật chất. Tệ hại hơn, mọi cố gắng liên lạc của Roscosmos với tàu đều thất bại.
Theo các chuyên gia vũ trụ, nhiều khả năng tàu Phobos-Grunt sẽ “trở về” trái đất vào ngày 14/1/2012 và “hạ cánh” xuống khu vực gần thành phố Mirabad, Afghanistan.
Không dừng lại ở đây, ngày 23/12, Nga tiếp tục gặp thất bại khi tên lửa đẩy Soyuz-2 mang vệ tinh viễn thông Meridian không lên được quỹ đạo dự kiến và rơi xuống khu vực gần thành phố Tobolsk ở Siberia. Nguyên nhân vụ việc được cho là do trục trặc ở tầng nhiên liệu thứ ba.
Sự kiện trên có lẽ là “giọt nước tràn ly” buộc lãnh đạo cao cấp Roscosmos thay máu nhân sự bằng những người trẻ hơn. “Ngành công nghiệp vũ trụ đang Nga gặp khủng hoảng. Cần phải tìm cách ra khỏi tình trạng này. Cần phải tin hơn nữa ở thế hệ trẻ. Có lẽ đã đến thời điểm thay thế hàng loạt những người lãnh đạo ở cơ quan được nhà nước và nhân dân đặt nhiều niềm tin,” Tổng giám đốc Roscosmos Vladimir Popovkin nói.

Trạm Thiên Cung 1 lắp ghép với tàu Thần Châu 8.
Trong khi hàng không vũ trụ Nga mắc vào cuộc khủng hoảng, Trung Quốc lại đạt được nhiều thành công lớn trong năm 2011 và ngày càng tự tin hơn.
Theo công bố từ Tập đoàn công nghiệp Vạn Lý Trường Thành, nước này thực hiện 19 lần phóng tàu trong năm 2011, hơn 4 lần so với năm 2010.
Sau những thành công từ chương trình tàu không gian có người lái, điểm nhấn trong thành tựu chinh phục vũ trụ năm 2011 là việc Trung Quốc đưa trạm không gian Thiên Cung 1 lên quỹ đạo. Sau đó, vào ngày 14/11/2011, tàu không người lái Thần Châu 8 lắp ghép thành công với trạm.
Những ngày cuối năm 2011, hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu được tuyên bố là bắt đầu đi vào sử dụng dù toàn hệ thống mới có 10 vệ tinh trên quỹ đạo. Dự kiến, trong năm 2012, 6 vệ tinh nữa sẽ được đưa lên và đến năm 2020, hệ thống Bắc Đẩu có độ bao phủ toàn cầu với tổng số 35 vệ tinh.
Đáng nói nhất là việc Trung Quốc bắt đầu thu ngoại tệ từ ngành hàng không vũ trụ với các hợp đồng phóng vệ tinh thương mại cho nhiều nước trên thế giới.
Ngày 11/8, tại trung tâm phóng Tây Xương, tên lửa đẩy Trường Chinh-3B/E mang vệ tinh viễn thông Paksat-1R của Pakistan lên quỹ đạo thành công.
Ngày 7/10/2011, tên lửa đẩy Trường Chinh III2 mang vệ tinh viễn thông W3C của Pháp lên quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong việc lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh cho một quốc gia Châu Âu. Ngoài ra, Trung Quốc hỗ trợ chế tạo và phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên Tupac Katari cho quốc gia Nam Mỹ Bolivia.
Có thể nói, “với những hợp đồng này, ngành công nghiệp không gian Trung Quốc có bước đột phá đối với xuất khẩu vệ tinh Trung Quốc sản xuất và mở rộng bán vệ tinh viễn thông tới thị trường Châu Âu,” đại diện Tập đoàn Công nghiệp Vạn Lý Trường Thành nói.
Mã an toàn:
Tác giả bài viết: Cảnh Dinh
Nguồn tin: www.xaluan.com
Nguồn tin: www.xaluan.com
Từ khóa:
ve may bay gia re,Giá vé máy bay Vietnam Airlines, vé máy bay giá rẻ, giá vé máy bay, vé máy bay jetstar, vé máy bay Vietnam Airline, vé máy bay vietjet Air
Những tin mới hơn
- Máy bay chiến đấu của Nga bay gần không phận Nhật Bản
- Các hãng hàng không Ấn Độ có thể nhập khẩu nhiên liệu?
- Hệ lụy từ việc hãng hàng không quốc gia phá sản
- Xuất khẩu máy bay quân sự của Nga đạt 4,8 tỷ USD
- Indonesia sẽ mua 8 máy bay Apache AH-64
- Qantas tạm ngừng "siêu máy bay chở khách”
- Nga thử nghiệm máy bay tiêm kích mới SU-25UBM
- American Airlines dự kiến cắt giảm mạnh nhân công
- Nâng cấp hệ thống giữ chỗ của Cathay Pacific
- Nghị sĩ Mỹ mang súng lên máy bay
Những tin cũ hơn
- Australia cung cấp 4 máy bay C-130 cho Indonesia
- Hàng không Indonesia khả quan hơn trong năm 2012
- Top 10 hợp đồng máy bay quân sự lớn nhất của Nga năm 2011
- Việt Nam sẽ có 24 chiếc Sukhoi-30 trong năm 2012
- Không quân Nga trang bị máy bay đánh chặn MiG-31BM
- Tiếp viên hàng không nhảy nhót trên máy bay
- Châu Âu nghiên cứu sản xuất máy bay siêu âm
- Hy Lạp bán máy bay để giảm nợ công
- Binh sĩ Mỹ mang thuốc nổ lên máy bay
- Hàn Quốc khoe máy bay không người lái "khủng" hơn Mỹ
KINH NGHIỆM MUA VÉ MÁY BAY
Vé máy bay nội địa
Vé máy bay giá rẻ
Vé máy bay từ Hà Nội
Hành trình nội địa
- Vé máy bay đi Hà Nội
- Vé máy bay đi Hồ Chí Minh
- Vé máy bay đi Hải Phòng
- Vé máy bay đi Điện Biên
- Vé máy bay đi Vinh
- Vé máy bay đi Huế
- Vé máy bay đi Đà Nẵng
- Vé máy bay đi Buôn Mê Thuột
- Vé máy bay đi Đồng Hới
- Vé máy bay đi Cần Thơ
- Vé máy bay đi Rạch Giá
- Vé máy bay đi Nha Trang
- Vé máy bay đi Côn Đảo
- Vé máy bay đi Tam Kỳ
- Vé máy bay đi Đà Lạt
- Vé máy bay đi Phú Quốc
- Vé máy bay đi Cà Mau
- Vé máy bay đi Tuy Hòa
- Vé máy bay đi Quy Nhơn
- Vé máy bay giá rẻ
Hành trình quốc tế:
- Vé máy bay đi Anh
- Vé máy bay đi Pháp
- Vé máy bay đi Đức
- Vé máy bay đi Mỹ
- Vé máy bay đi Nhật Bản
- Vé máy bay đi New Zealand
- Vé máy bay đi Trung Quốc
- Vé máy bay đi Campuchia
- Vé máy bay đi Hàn Quốc
- Vé máy bay đi Lào
- Vé máy bay đi Malaysia
- Vé máy bay đi Singapore
- Vé máy bay đi Thái Lan
- Vé máy bay đi Úc
- Vé máy bay đi Macao

Ý kiến khách hàng